“Cơn gió heo may”, chuyển lời qua tiếng Pháp bởi tác giả “huyen”

Cơn gió heo may

Gió heo may vỉa hè
Lá quấn chân em giỡn đùa
Mắt em đất say trời
Hồ Gươm khói sương

Gió cứ heo may vỉa hè
Lá cũng chân tôi giỡn đùa
Mắt ngó nghiêng đất trời
Mà luôn thấy em

Đường phố như khác xưa
Người trên phố như vui hơn
Hàng cây như thân tình hơn
Lòng tôi như xốn xao hơn

Đường phố khác xưa
Người trên phố vui hơn
Hàng cây rúc rích thân tình hơn
Chào cơn gió,
Này cơn gió,
cơn gió heo may.


Lời bài hát “Cơn gió heo may”
©HOÀNG Hồng Minh

2è version:

La brise d’automne

Une brise légère s’élève sur les trottoirs
Les feuilles tourbillonnent en jouant à tes pieds
Dans tes yeux enivrants se mirent le ciel et la terre,
et le Lac de l’Epée sous un voile de brume de fumée.

Le vent souffle toujours sur les trottoirs
Les feuilles tourbillonnantes jouent aussi à mes pieds
Mes yeux enivrés contemplant le ciel et la terre
Partout te voient.

Les rues semblent différentes de celles d’antan
Les gens dans la rue semblent plus gais
Les arbres en rangées plus amis
Mon coeur plus en émoi.

Les rues ont changé
Les gens dans la rue sont plus gais
Les arbres rient plus affectueusement

Bonjour à la brise, à la brise d’automne.

1ère version:

Le vent frais de l’automne

Un vent léger souffle sur les trottoirs
Les feuilles tourbillonnent en jouant à tes pieds
A tes yeux passionnés du ciel et de la terre
Le Lac de l’Epée se dérobe en brume et fumée

Le vent souffle toujours sur les trottoirs
Les feuilles tourbillonnantes jouent aussi à mes pieds
Mes yeux se jetant sur le ciel et la terre
Partout te voient.

Les rues semblent différentes de celles d’antan
Les gens dans la rue semblent plus gais
Les arbres en rangées plus amis
Mon coeur plus en émoi.

Les rues sont différentes
Les gens dans la rue sont plus gais
Les arbres rient plus affectueusement
Bonjour au vent frais, le vent frais d’automne.


Lời chuyển qua tiếng Pháp của tác giả “huyen

Ở đâu, nói tiếng gì

Chẳng có một qui tắc nào để xác quyết “ở đâu, nói tiếng gì”. Về cơ bản, con người ta tiện tiếng gì nói tiếng đó, vì tiếng nói trước hết là phương tiện giao tiếp. Bắt người ta suy nghĩ, là có tội chăng?

Cô bạn Shou, người Hoa, có lần tâm sự với Cụ Hinh rằng ông chủ của cô bắt nạt cô khó chịu quá quắt.

“Ông ấy là người gốc gì ạ”?

“Người gốc Hoa.”

“Ông ấy trao đổi với cô bằng tiếng gì?”

“Tiếng Hoa.”

“Ông ấy có nói được tiếng Pháp không?”

“Tốt ạ.”

“Từ nay, cô chỉ trao đổi bằng tiếng Pháp với ông ấy thôi nhé.”

Shou trầm ngâm, tỏa nét đẹp buồn.

Ba tháng sau Shou gặp lại Cụ Hinh, thật vui vẻ.

“Ôi, em cảm ơn Cụ Hinh nhiệt liệt. Ông chủ của em bây giờ nói năng lúng búng chạy theo đuôi em, hết cả hung hăng với bắt nạt ạ. Em không ngờ lời khuyên đâu đâu của Cụ Hinh lại hiệu nghiệm đến thế!”

“Chúc mừng Shou nhé!

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp. Nó còn là khuôn chế để giao tiếp như thế nào.”